“Tinh dầu của cây tràm có rất nhiều đặc tính ưu việt; Khi ép và chưng cất lá của cây tràm cho ra tinh dầu tự nhiên đạt mức 100%. Tinh dầu này có tác dụng khử trùng và diệt nấm cao. Các thành phần hóa học chính được tìm thấy trong tinh dầu tràm là : α- Terpineol và Cineol (Eucalyptol). ”
I. Alpha - Terpineol
♦ Hoạt chất α Terpineol chiết xuất từ tinh dầu tràm có tính sát trùng (diệt khuẩn, nấm và siêu vi) tốt, do đó α- terpineol là một nguyên liệu quý để bào chế nhiều loại thuốc bôi xức trực tiếp hoặc dầu khí dung bay hơi.
♦ Đặc biệt,trong những nghiên cứu mới đây thành phần α- Terpineol còn có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư ( Nguồn : NCBI : , Anticaner research )
( Nguồn :https://www.degruyter.com . Link bài viết : Tại đây )
Nhiều nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy α- Terpineol có rất nhiều ưu điểm:
♦ Không độc với con người ở liều có tác dụng kháng khuẩn,
♦ Có thể dùng cho mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em và trẻ sơ sinh
♦ Có tác dụng sát trùng khá rộng trên vi khuẩn, nấm và siêu vi,
♦ Theo nghiên cứu cấp Bộ Y tế, thực hiện tại Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh, 2008 của Hãng dược phẩm OPODIS PHARMA thì hoạt chất α-terpineol có tác dụng ức chế cả vi rút cúm A H5N1.
♦ Nguyên liệu α- Terpineol (Tiêu chuẩn dược điển Anh) dùng làm thuốc đã được Bộ Y tế cấp mã số đăng ký sản xuất VNA-2686-99 .
♦ Từ năm 2008, Bộ Y tế đã cho phép đưa dầu tràm vào Danh mục thuốc thiết yếu để Kiểm soát bệnh địa phương (local diseases control) trong chương trình Chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
♦ α- Terpineol có trong dầu tràm huế chiếm từ 5% – 12% nhưng mang tính chất quyết định trong việc sử dụng an toàn cho mẹ và bé cũng như các tính chất kháng khuẩn mang lại của dầu Tràm.
II. Cineol (Eucalyptol )
Chứa trong dầu tràm huế từ 40-70%. Eucalyptol còn được biết đến dưới các tên gọi như 1,8-cineol, 1,8-cineole, limonen oxit, cajeputol, 1,8-epoxy-p-menthan, 1,8-oxido-p-menthan, eucalyptole, 1,3,3-trimethyl-2-oxabicyclo[2,2,2]octan, cineol, cineole.
♦ Làm ấm đường hô hấp, làm sạch mũi trực tiếp, giảm sự tích tụ các dị nguyên bị hít vào theo không khí hỗ trợ cho việc làm thông thoáng đường thở. Gây kích thích tức thời các tế bào niêm mạc mũi xoang làm tiết dịch để cuốn trôi chất nhầy, giảm các yếu tố gây viêm, bảo vệ cơ quan hô hấp trên gồm mũi, xoang, họng và thanh quản, giảm viêm tại chỗ trong khoang mũi, xoang.
Năm 1870, F.S. Cloez đã nhận dạng và gán tên gọi eucalyptol cho thành phần chủ đạo của tinh dầu loài bạch đàn Eucalyptus globulus[1]. Dầu bạch đàn, tên gọi tập hợp chung cho các loại tinh dầu từ các loài bạch đàn thuộc chi Eucalyptus, không nên bị nhầm lẫn với hợp chất hóa học eucalyptol.
Eucalyptol chiếm tới 90% trong tinh dầu của một số loại sản phẩm mang tên gọi chung là dầu bạch đàn, vì thế nó cũng là một trong các tên gọi chung phổ biến của hợp chất này. Eucalyptol được tìm thấy trong long não, nguyệt quế, dầu trà gỗ, ngải cứu, húng quế, ngải, hương thảo, xô thơm và một số loài thực vật với lá có hương thơm khác. Eucalyptol với độ tinh khiết từ 99,6 tới 99,8% có thể thu được với số lượng lớn bằng chưng cất phân đoạn dầu bạch đàn.
Mặc dù có thể được sử dụng theo đường ăn, uống như là một chất tạo hương vị hay như là thành phần trong một số loại thuốc ở liều lượng rất thấp, điển hình đối với nhiều loại tinh dầu (các loại dầu dễ bay hơi), nhưng eucalyptol là có độc khi nuốt phải ở các liều lượng cao hơn thông thường.
♦ Để đánh giá công dụng của dầu tràm sẽ dựa vào hàm lượng α- Terpineol và Eucalyptol. α- Terpineol xác định công năng và tính hữu dụng cho trẻ sơ sinh. Eucalyptol hỗ trợ quá trình điều trị với hàm lượng dưới dạng tự nhiên từ 42 – 60%. Chỉ khi làm thuốc, nguyên liệu dược phẩm mới cần hàm lượng cao.
♦ Các chỉ tiêu ở trên là xác định theo Tinh dầu, còn trong Dầu tràm (một hình thức tinh dầu thô) nên hàm lượng Eucalyptol sẽ không cao và đáp ứng được tiêu chí dùng cho trẻ sơ sinh
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.