Công dụng tinh dầu tràm gió 100% nguyên chất cho trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai. Phòng ngừa cảm cúm, ho, giữ ấm cơ thể và làm đẹp...
“ Tinh dầu của cây tràm có rất nhiều đặc tính ưu việt. Khi ép và chưng cất lá của cây tràm sẽ cho ra tinh dầu tự nhiên đạt mức 98%. Tinh dầu này có tác dụng khử trùng và diệt nấm cao. Các thành phần hóa học chính được tìm thấy trong tinh dầu tràm là: α- Terpineol và Cineol (Eucalyptol)”.
I. Các loại tràm có mặt tại Việt Nam:
Các loại tràm hiện nay đang có mặt tại Việt Nam bao gồm: Tràm Gió ( Malaleuca Cajuputi ), Tràm Trà ( Malaleuca Alternifolia ) và Tràm Năm Gân ( Malaleuca Quinquenervia). Trong đó, Tràm Gió là loại nguyên sản ở Việt Nam. Tràm Trà và Tràm Năm Gân được nhập khẩu giống và trồng trong những năm gần đây:
♦ Tràm gió ( Malaleuca cajuputi powel)
Tràm gió thuộc chi tràm Myrtaceae phổ biến ở Đông Nam Á, Úc, New Guinea và đảo Torres Strait. Ở Việt Nam phân bố tự nhiên tập trung ở các tỉnh ven biển duyên hải Miền Trung và vùng đồi núi Trung du. Chiều cao trung bình từ 0,5 - 5m, vỏ cây màu bạc và hoa mùa trắng hoặc màu xanh lá. Cây tràm gió là loại nguyên liệu chưng cất ra tinh dầu tràm gió với nhiều lợi ích trong cuộc sống hằng ngày đã được thử nghiệm và chứng minh. Dùng để trị bệnh, xoa bóp chống nhức mỏi cơ thể, đau nhức, tê thấp, phòng và điều trị cảm cúm, phong hàn, nhức đầu, ngạt mũi, chữa ho, long đàm, đau bụng, đuổi muỗi hiệu quả.
♦ Tràm Trà (Melaleuca alternifolia):
Tràm trà thuộc họ Đào Kim Cương. Tràm Trà là loài có thể sản xuất tinh dầu 1,8 - cineole cao hơn 65% được sử dụng rộng rãi trong ngành sản xuất mỹ phẩm làm đẹp, dầu gội, kem đánh răng...
♦ Tràm Năm Gân (Melaleuca Quinquenervia):
Đây là loài cây phân bố tự nhiên tại Papua New Guinea đến ven biển Australia. Được nhập vào nước ta đầu năm 1990 và trồng thử nghiệm tại Thanh Hóa (Long An), Phú Lộc (T-T-Huế), Ba Vì (Hà Nội). Tràm Năm Gân có tỉ lệ 1,8 - cineole cao hơn 75%. Tinh dầu được dùng tạo hương thơm trong chế biến thực phẩm( bánh ngọt, kẹo, đồ gia vị, thịt và các sản phẩm từ thịt…), sử dụng làm kem đánh răng, mỹ phẩm, nước hoa, xà phòng... Với công dụng như chữa ho, hen suyễn cảm lạnh, đau bụng, đau dây thần kình, viêm màng nhầy mạn tính, điều trị vết côn trùng cắn...
Trong 3 loài trên, cây Tràm Gió là loài được phân bố tự nhiên rộng khắp ở các tỉnh duyên hải Miền Trung, đặc biệt ở vùng đất Phú Lộc (TT Huế) với thổ nhưỡng và điều kiện khí hậu đặc biệt ở đây cho ra những giọt tinh dầu tràm cùng hàm lượng hoạt chất α- Terpineol, Cineol vượt trội so với các vùng khác. Đây cũng chính là nguyên liệu dùng để sản xuất ra Dầu Tràm Cung Đình - Tinh hoa của dầu tràm Huế
|
II. Công dụng của Dầu Tràm - Dầu tràm có tác dụng gì?
♦ Trong kho tàng kinh nghiệm dân gian từ xưa tới nay, dầu tràm thường được sử dụng như một phương thuốc phòng tránh cảm lạnh cho bà bầu, trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh hoàn toàn từ thiên nhiên. (Xem thêm công dụng của dầu tràm đối với phụ nữ mang thai và trẻ sở sinh ở đây! )
♦ Với đặc tính nổi trội như giữ ấm, không gây cay mắt, dầu tràm thường được sử dụng như một loại dầu tắm giữ ấm cho trẻ nhỏ.
♦ Dầu tràm có tác dụng kháng khuẩn mạnh, diệt nấm, tạo hương thơm, xua đuổi muỗi và côn trùng.
♦ Theo nghiên cứu của Bộ Y tế, thực hiện tại Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh, 2008 của Hãng dược phẩm OPODIS PHARMA thì hoạt chất α-terpineol có tác dụng ức chế cả vi rút cúm A H5N1.
♦ Hỗ trợ phòng và điều trị các bệnh về cơ khớp như: đau nhức khớp, viêm khớp, nhức mỏi tay, vai, gáy…
♦ Trong Dầu tràm Cung Đình có chứa hàm lượng hoạt chất α- Terpineol cao nên sở hữu tính diệt khuẩn, nấm, ngăn ngừa tình trạng lão hóa và làm sạch da.
♦ Cineol trong dầu tràm Huế có công dụng làm ấm đường hô hấp, giảm các yếu tố gây viêm nhiễm, bảo vệ cơ quan hô hấp.
♦ Hoạt chất Cineol trong dầu tràm tạo hương thơm dễ chịu, có tác dụng làm sạch không khí giảm stress.
♦ Đặc biệt, trong những nghiên cứu mới đây, thành phần α- Terpineol còn có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư (Nguồn: NCBI , Anticaner research)
III. Cách sử dụng dầu tràm:
♦ Thoa hai bên thái dương, xương ức, xương sống...
♦ Xông dầu trong phòng làm việc, phòng ăn, phòng ngủ...
♦ Xông, hít, ngửi dầu vào vùng mũi họng.
♦ Tắm nước ấm có pha thêm dầu.
♦ Để trị mụn, dùng miếng vải cotton nhúng vào dầu tràm gió và thoa trực tiếp lên đầu mụn, thoa dầu tràm gió ít nhất 2 lần/ngày, trước lúc đi ngủ và sau khi thức dậy vào buổi sáng.
♦ Đối với các vùng da dễ bị mụn như trán, mũi và cằm, thoa dầu tràm trà trực tiếp lên vùng chữ T này. Nếu da mặt bị mụn nhiều, nhỏ 3 - 4 giọt dầu tràm gió vào sữa rửa mặt và sử dụng hàng ngày.
♦ Nhỏ nhiều giọt tinh dầu tràm gió vào bồn nước và ngâm mình, giúp cơ thể thư giãn sau khi làm việc hoặc chơi thể thao.
♦ Nhỏ 3 giọt tinh dầu tràm gió vào cốc nước ấm hoặc kem đánh răng, dùng dung dịch này súc miệng từ 2-3 lần/ ngày sẽ chống hôi miệng, viêm lợi. Nhưng không được uống dung dịch này.
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.